26
Th11

Phong cách thiết kế Đông Á – Nhật Bản

Phong cách thiết kế Nhật Bản lựa chọn của sự tinh tế và giản đơn

Việt Nam và các nước khu vực đông bắc Á có lịch sử quan hệ lâu dài, giao lưu tiếp xúc văn hóa diễn ra trong cả ngàn năm. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên việc giao thương mậu dịch, học tập trong phong cách, văn hóa là điều cần thiết. Hiện nay Nhật Bản  là nước đầu tư nguồn ODA và FDI lớn cho Việt Nam. Lượng người dân  hai nước trao đổi học tập lao động lên đến hàng trăm ngàn người, vì vậy phong cách kiến trúc , nội thất của Nhật Bản cũng được người dân Việt đưa vào trong cuộc sống và hình thành một phong cách riêng.

Sân vườn,cảnh quan phong cách Nhật Bản

Có thể nói thú chơi bonsai và cá koi cùng với phong cách làm vườn đơn giản , tinh tế gợi lên cảm giác nhẹ nhàng thư thái đã tạo nên một điểm đặc trưng của phong cách Nhật – Hàn. Ở Việt Nam, đại gia thật thì sang tận bên Nhật mua tùng, bách cổ thụ về để trồng với những cây trị giá từ vài tỷ đến vài chục tỷ.. Những đàn cá Koi được nhập khẩu để giữ nguyên được đặc tính và màu sắc…. trong tầng lớp có điều kiện là như vậy.

Đối với tầng lơn trung lưu và bình dân thì thú vui giảm chút về kinh tế nhưng lại tăng nhiều về đam mê và thời gian. Người chơi ít tiền hơn thì trồng những cây tùng cây bách từ nhỏ. Chơi si sanh hoặc các loại cây cảnh khác,tạo dáng bon sai, và tất nhiên cũng cố gắng để có một góc nhỏ để có thể thỏa mãn đam mê . Cá Koi thì sử dụng các loại trong nước hoặc những con cá được lai tạo nhiều đời giá trị thấp.Nhưng về vẻ đẹp thì không hề giảm bớt so với những con cá thuần chủng.

Phong cách sân vườn Nhật Bản có lẽ là một nét đặc trưng nhìn thấy rõ nhất khi đi vào một không gian kiến trúc. Ở Hà Nội tập đoàn Vingroup vừa chơi lớn khi tạo nguyên một khu vườn nhật cho cư dân trong khu Vinhome smart City để cư dân của Vin có thời gian trải nghiệm …

Nội thất và bố cục trong căn nhà mang phong cách Nhật Bản

Nếu là một người có tuổi thơ bình thường dữ dội thì chắc mọi người đều có ấn tượng về ngôi nhà của Nobita trong Doraemon. Một kiến trúc đặc trưng của Nhật Bản trong gia đoạn những năm 50 trở lại đây , Nội thất, bố cục được thiết kế một cách thống nhất. Rất ít không gian thừa giữa các vật dụng  với những bộ cửa trượt và đồ đạc đặc trưng như chiếc bàn ăn thấp, ngồi thảm và phòng khách bố trí đơn giản…..

Nhật bản hiện nay đã phát triển thành 2 trường phái hiện đại và cổ điển.

Trong xây dựng tại Việt Nam thì các kiến trúc sư và gia chủ thường lựa chọn phong cách cổ điển của Nhật Bản để thiết kế cho ngôi nhà.Những thiết kế này có đặc trưng là mang tính biểu tượng văn hóa, khi bất kỳ một người nào đó đến ngôi nhà của bạn lần đầu đều có thể cảm nhận được.

Sự kết hợp phong cách thiết kế văn hóa đông tây.

Ở việt nam bạn không khó gặp được những công trình nhà ở, biệt thự châu âu, tân cổ điển…. hay nhẹ nhàng hơn là một ngôi nhà mái thái vùng thôn quê. Nhưng khi bước qua cánh cổng thì lại là một khu vườn mang phong cách Nhật Bản , một chiếc hồ cá Koi với đàn cá đang bơi lội tung tăng. Sau đó lại bước vào nhà với phong cách nội thất bình dân đương đại của Việt Nam.

Đó chính là Việt Nam , sự chọn lọc trong thiết kế nội thất từ phong cách văn hóa nhiều nước mang lại cho chúng ta nét đặc trưng riêng.

Vật liêu sử dụng  trong thiết kế kiến trúc, nội thất , cảnh quan của Nhật Bản

Nếu như quần áo , ăn uống người nhật sử dụng những loại nguyên liệu cao cấp nhất, nhìn người nhật ăn thì câu hỏi ăn như thế bao giờ mới no chắc luôn hiện hữu trong đầu nhiều người , để may một chiếc áo kimono thì hoa văn ghép lại của 2 mảnh 2 không được sai lệch…

Nhưng trong cuộc sống hàng ngày người Nhật lại chọn những loại vật liệu cơ bản nhất để xây dựng ngôi nhà của mình.

Tre, loại cây huyền thoại trong đặc trưng kiến trúc Nhật Bản.

Cũng giống như Việt Nam tre được sử dụng nhiều trong xây dựng nhà cửa truyền thống của Nhật Bản.khoảng 40- 80% các ngôi nhà truyền thống của Nhật sử dụng loại vật liệu này. Những khung cửa, bàn trà,mành treo….. đều được làm từ tre.

Việc sử dụng hợp tre,gỗ, giấy dán giúp ngôi nhà mang phong cách Nhật Bản nhẹ nhàng tinh tế hơn.

Người nhật là một nước bắc đông bắc á, các loại gỗ ở đây có thể lớn nhanh như thông, sồi…. hoặc chậm lớn như vân sam, tuyết tùng…. Nhưng đều có đặc điểm là người Nhật sử dụng nguồn gỗ này rất khoa học. Khi bước chân vào một ngôi nhà người Nhật ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, hài hòa giữa không gian với lượng ánh sáng đủ và không quá bị ngợp.

Ở Việt Nam hiện tại có trào lưu sử dụng gỗ, full 100% gỗ, nên nhiều ngôi nhà sẽ tạo cho người dùng cảm giác bị ngợm giữa không gian. Một màu nâu đỏ của gỗ làm cho ánh sang không được đầy đủ và tạo nên cảm giác ngột ngạt . Đó là phong cách , nhưng cái gì nhiều quá cũng không tốt .

Chiếu tatami ( chiếu cói)

Trong một ngôi nhà mang phong cách nhật bản , chiếu tatami và bàn trà là điểm nổi bật của không gian. Những chiếc bồ đoàn, đệm ngồi uống trà được làm từ vải mềm giúp người dùng thư thái hơn. Phong cách Nhật Bản vốn chuộng sự đơn giản và tinh tế. Nên việc trang trí ngôi nhà  (trừ một số sự kiện và lễ hội thì ngược lại) sẽ được bố cục trang trí rất đơn giản.

Thông thường, nhà bếp phong cách thiết kế Nhật Bản sẽ được chọn các chất liệu gỗ như tủ đựng đồ, sàn, bàn ghế ăn,…có tone màu ấm áp nâu, vàng, ghi, xám, … mang đường nét thế khá đơn giản cùng với cách lựa chọn ánh sáng vàng nhẹ nhàng giúp không gian bếp luôn ấm cúng và sum vầy.

Bên trên là một số điểm nổi bật của phong cách Nhật bản với nhiều ưu điểm trong thiết kế, được nhiều gia đình lựa chọn từng phần trong không gian nội thất, cảnh quan của gia đình mình. Nếu các bạn đang có ý tưởng về một không gian như vậy mà chưa biết triển khai như thế nào thì hãy liên hệ ngay với Elkay nhé.Với đội ngũ kiến trúc sư nhiều năm kinh nghiệm trong các thiết kế công trình từ phân khúc bình dân tới cao cấp.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này,nếu thấy hay hãy cho chúng tôi 1 chia sẻ.

————————————————————

? AMERICA: 15612 Coolidge Ave, Silver Spring, MD 20906 USA
? Hà Nội: Shophouse số 4NV4B- 18, khu đô thị The Manor Central Park, đường Nguyễn Xiển
? Tp Hồ Chí Minh: Số nhà 16 đường số 7 khu cityland center hill
? Đà Nẵng: 223 Đ. Trần Phú, Phước Ninh, TP, Đà Nẵng

Điện thoại: 0867 607 551 – 0869 555 051