16
Th3

Giá xi măng tăng từ 20/3/2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng thông báo tăng giá xi măng từ 20/3

Với việc giá thép xây dựng tăng liên tục, xấp xỉ 20 triệu đồng /tấn, trong khi giá xi măng cũng được nhiều doanh nghiệp thông báo sẽ tăng từ ngày 20/3 tới đang tạo ra một áp lực rất lớn cho các nhà thầu xây dựng trong triển khai xây dựng các công trình.Đầu năm tháng 2 3 âm lịch được xem như thời điểm vàng cho bắt đầu mùa xây dựng nhưng giá cả vật liệu tăng cao cũng làm đau đầu nhiều công ty nhà thầu và người dân có nhu cầu xây nhà.

Công ty CP Vissai Ninh Bình trong thông báo mới nhất cho biết, kể từ 6 giờ sáng ngày 20/3, công ty sẽ thực hiện điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm xi măng bao và xi măng rời trực tiếp vào đơn giá thêm 100.000 đồng/tấn (đã bao gồm VAT) cho đến khi có điều chỉnh mới thay thế.

Giá vật liệu xây dựng đồng loạt tăng
 
“Do nguyên vật liệu đầu vào sản xuất xi măng liên tục tăng cao dẫn đến giá thành sản phẩm tăng. Để ổn định sản xuất, đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm cho nên công ty buộc phải điều chỉnh tăng giá”,Việc nhiều doanh nghiệp xi măng thông báo sẽ tăng giá 100 nghìn đồng/tấn từ ngày 20/3 đang tạo ra  áp lực rất lớn cho các nhà thầu xây dựng
 
 
  • Mới đây, Công ty CP Xi măng Thành Thắng Group cũng gửi thông báo cho các nhà phân phối về việc điều chỉnh tăng giá bán các loại xi măng bao và rời (cả đường thủy và đường bộ) mang thương hiệu Thành Thắng và Thịnh Thành từ ngày 20/3 thêm 150.000 đồng/tấn (đã bao gồm VAT 8%).
 
  • Bắt đầu từ ngày 20/3, Công ty CP Xi măng Tân Thắng điều chỉnh tăng 100.000 đồng/tấn so với giá hiện hành đối với sản phẩm xi măng bao và rời trên phạm vi toàn quốc.
 
  • Công ty TNHH Thương mại Xi măng Công Thanh – Khu vực miền Nam cũng áp dụng đơn giá mới từ ngày 20/3/2022 đối với tất cả sản phẩm xi măng của công ty tăng 100.000 đồng/tấn (đã bao gồm VAT). Từ ngày 20/3, Công ty CP Xi măng Xuân Thành thông báo điều chỉnh tăng giá bán 100.000 đồng/tấn đối với sản phẩm xi măng bao và xi măng rời (đã bao gồm VAT 8%).
 
Trong khi đó, giá thép thời gian gần đây cũng tiếp tục tăng mạnh. Khảo sát  cho thấy, trên thị trường hiện nay, sau những lần liên tiếp tăng giá đợt tháng 2, đến nay, giá thép dù mấy ngày gần đây có ổn định nhưng có thể hướng tới mức giá 20 triệu đồng/tấn.
 
Đơn cử, thương hiệu thép Hòa Phát không có thay đổi giá cả kể từ biến động ngày 10/3. Cụ thể, thép cuộn CB240 giữ ở mức 18.330 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.430 đồng/kg.
 
Thép Việt Ý tiếp tục bình ổn giá bán 6 ngày liên tiếp, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.280 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.380 đồng/kg.
 
Thép Việt Đức hiện 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 18.270 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.570 đồng/kg.
 
Chủ cửa hàng thép tại Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, từ Tết ra đến nay giá thép liên tục tăng, đặc biệt từ cuối tháng 2 khi xung đột xung đột Nga – Ukraine xảy ra khiến cho giá thép liên tục “nóng ran”, có những thời điểm cửa hàng không dám xuất hàng vì chờ đợi giá mới.
 
“Chúng tôi nhận được thông tin giá thép trong thời gian tới sẽ tăng thêm khoảng 600 đồng/kg. có thể giá thép sẽ chạm mức 21 triệu đồng/tấn”, chủ cửa hàng này nói.
 
Theo các chuyên gia, nếu giá thép, xi măng và nguyên vật liệu tăng trong khoảng thời gian ngắn và tăng nhẹ thì các nhà thầu, chủ đầu tư vẫn xoay chuyển được. Tuy nhiên, nếu về lâu dài, nhiều lo ngại việc tăng giá vật liệu lên cao sẽ khiến chủ đầu tư bị lỗ nặng, thậm chí đành để các dự án… “đắp chiếu”. Với các công trình tư nhân thì các nhà thầu và chủ dự án phải chấp nhận ngồi lại với nhau để tính toán các tác động của biến động giá để điều chỉnh hợp đồng xây dựng. Nhưng đối với các công trình đầu tư công, nhiều nhà thầu chấp nhận dừng dự án, chịu phạt nên ảnh hưởng tới tiến độ chung của các dự án.
 
Theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến hết quý II, giá sắt thép xây dựng, xi măng… khó có thể giảm, thậm chí thép còn tăng do nhiều công trình đầu tư công lớn bắt đầu tái khởi động. Thậm chí, có thể tiếp tục tăng giá hoặc neo ở mức giá cao trên 20 triệu đồng/tấn thêm một thời gian, đến khi những bất ổn về nguồn cung, chi phí logistics trên thế giới ổn định hơn.