08
Th8

Kỹ thuật thi công lát nền nhà

Kỹ thuật thi công lát nền nhà

Lát gạch nền nhà là một trong những công đoạn hoàn thiện nhà ở cơ bản trong thiết kế và xây dựng nhà ở. Một mặt sàn hợp lý, đẹp mắt cũng đem đến không gian sử dụng sang trọng, mang đến vẻ đẹp hoàn thiện hơn cả.

Chuẩn bị nguyên vật liệu cho quá trình lát gạch nền nhà

Chuẩn bị loại gạch lát nền đúng tiêu chuẩn, tuân thủ theo bản vẽ thiết kế ( nếu có). Đây là một trong những công đoạn cực quan trọng và bạn cần phải rất cẩn thận để chọn được loại gạch lát nền như mong muốn. Bạn nên xác định rõ vị trí, mục đích sử dụng của khu vực nền đó để lựa chọn loại gạch phù hợp. Vì đương nhiên, nền nhà và nền phòng vệ sinh sẽ có yêu cầu về chủng loại gạch khác nhau không thể tùy tiện trong việc chọn lựa được.

Một số loại gạch ốp lát các vị trí khác nhau bạn cần lưu ý trong lúc này bao gồm: Gạch lát nền, gạch ốp tường trang trí, gạch len ( dùng ốp sát chân tường phần tiếp xúc giữa nền và tường), gạch viền ( lát kết hợp với gạch lát nền để tạo vẻ đẹp), gạch góc, gạch cắt ghép thủy lực,…

Khi lựa chọn gạch lát nền, bạn có thể lựa chọn loại gạch bóng và gạch mờ. Loại gạch bóng thì có ưu điểm sang trọng, sáng, sử dụng phù hợp ở những công trình dân dụng thông thường. Còn gạch men mờ thì phù hợp với kiến trúc hiện đại, độ cứng bề mặt cao nên thích hợp sử dụng trong các công trình công cộng ( kể cả hội trường, văn phòng làm việc).

Sau khi lựa chọn và mua được loại gạch lát nền nhà như ý muốn, bạn cần kĩ lưỡng và cẩn thận trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Gạch lát nền cần được bảo quản ở nơi khô ráo sạch sẽ, bằng phẳng, chồng gạch lên nhau không quá 2m để tránh các hiện tượng đổ, vỡ.

Lựa chọn sản phẩn gạch lát nền cùng màu sắc, kích cỡ để đảm bảo tính đồng nhất của toàn bộ nền nhà.
Nên hay không làm ẩm gạch trước khi lát nền: Quan điểm này có thể được giải thích như sau:
Thông thường đối với gạch lát nền, thường được ngâm nước trước khi lát. Điều này có tác dụng làm tăng khả năng kết dính giữa lớp vữa lát nền.

Vệ sinh sạch sẽ gạch lát nền, đá lát nền trước khi thi công. Không nên để vữa xây dựng, cát dính vào gạch, không để lẫn các tạp chất hay vôi vữa trước khi thi công.
Chuẩn bị dụng cụ lát nền bao gồm: Gạch lát nền, ván lót xi măng, khoan, dây thước, dây xây, ống nước ti ô, chất dán gạch, vữa lỏng, phấn kẻ, búa, đục, bảng trộn vữa, bay có khía, bay cao su, búa cao su, xô chứa, máy cắt gạch, bọt biển, bàn chải, găng tay, mắt kính, chất bít vữa.
Cốt nền nhà bằng phẳng: Nền nhà không bị lún hay sụt, có thể chắc chắn có thể đi lại được dễ thao tác trong quá trình thi công.

Nền nhà đổ bê tông hoặc lót gạch vỡ thấp hơn so với cốt 0-0 từ 3-5cm là tốt nhất để nền nhà sau này không bị cao hơn, hây ảnh hưởng nhiều hạng mục khác như cửa hay phong thủy gia chủ chọn.
Định vị mặt sàn theo cốt 0-0 là phẳng thăng bằng hay phẳng dốc. Ví dụ như ở những mặt sàn phòng ngủ, phòng khách, bếp… thì mặt sàn phẳng thăng bằng. Đối với những mặt sàn nhà vệ sinh yêu cầu độ dốc để thoát nước thì cần định vị mặt sàn phẳng dốc.

Cán vữa trộn xi măng và cát đen theo tiêu chuẩn mác vữa sao cho bề mặt nền phẳng, không bị lồi lõm để thuận tiện cho quá trình thi công.​

Các bước lát gạch nền nhà

Bước 1: Tạo lớp nền cơ sở

  • Nền nhà cần được đầm chặt để tạo được độ bằng phẳng cho cốt nền, không xảy ra tình trạng bị sún lụt. Nền nhà cũng cần tạo độ phẳng, chắc chắn để chịu tải được áp lực đi lại trên mặt gạch.
  • Căng dây cốt và tạo độ dốc bằng ống nước ti ô
  • Trộn lớp vữa lót vi măng cho nước ngấm dần, vữa khô được trộn vừa phải, không bị nhão
  • Trải rải lớp lót đã trộn đều, lưu ý là không đổ đè nên các mốc lấy cốt.

Trải lớp vữa lót đều lên mặt sàn 

  • Sử dụng thước để gạt phẳng để tạo độ dốc theo các mốc đã lấy cốt, lớp vữa lót có chiều dày từ 2- 3cm.

Như vậy, bạn cũng đã hoàn thành được bước tạo nền cơ sở để lát gạch. Đây sẽ là tiền đề quyết định sàn nhà của bạn có phẳng hay không. Công việc này cần được chuẩn bị kĩ càng và chính xác.

Bước 2: Xác định vị trí điểm bắt đầu lát và lát gạch

Dựa vào đặc điểm của gạch lát nền, diện tích nhà, đồng thời dựa theo thiết kế để xác định điểm bắt đầu lát. Thông thường, nếu bạn đã thuê thiết kế nhà thì việc này đã được ghi chú rõ trong hồ sơ thiết kế chi tiết, kể cả hướng lát gạch, kích thước gạch cần thiết sử dụng để đảm bảo đội thợ thi công có thể thực hiện được dễ dàng theo đúng thiết kế. Điều này cũng giúp lát sàn thẳng và các hoa văn trên gạch được gắn trùng khớp với nhau. Chi tiết các bước thực hiện như sau:

  • Trước tiên, dùng dây để căng tạo đường thẳng, sau đó lát gạch theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trong ra ngoài.
  • Trước khi lát cần rải lớp vi măng để viên gạch và lớp lót nền tăng độ bám dính.
  • Viên gạch được đặt cùng chiều so với gân mặt dưới lên lớp vữa lót. Tùy thuộc theo kích thước của gạch lát nền thì sẽ quyết định khoảng rộng của mạch vữa ra sao cho phù hợp.
  • Điều chỉnh viên gạch và sử dụng búa cao su để đập nhẹ vào giữa viên gạc nhằm tạo độ bám dính chắc chắn hơn giữa gạch và lớp vữa lót nền.

Bước 3: Chít mạch

Thường sau khoảng 3 giờ đồng hồ thì sẽ tiến hành chít mạch bởi vì lúc này giữa gạch và lớp vữa đã có sự kết dính chắc chắn.

  • Để chít mạch, cần trộn vữa xi măng theo tỷ lệ 1:1 bao gồm 1 phần cát mịn với 1 phần xi măng, chế nước từ từ và đảo trộn đều để tạo ra độ nhão vữa phải. Bạn sẽ có thể thay đổi màu mạch vữa bằng cách sử dụng xi măng trắng và bột màu, nước than. Nền gạch sẽ đạt hiệu ứng thẩm mỹ cao nhất với các viên gạch được cắt theo yêu cầu, khác màu và lát đan xen nhau.
  • Sử dụng lượng vữa vừa đủ vào vị trí mạch cần chít bằng việc sử dụng bay mũi nhọn.
  • Hớt đi lượng vữa thừa tràn ra để vữa không bị rơi vãi, bám vào bề mặt gạch. Đường mạch vữa có thể miết phẳng hay vê tròn. Hiện nay, có thêm rất nhiều vật liệu xây dựng hiện đại có thể thay thế được vật liệu vữa trong trường hợp này, có thể sử dụng các loại keo chít mạch để làm đầy cho công trình.

Việc thực hiện đúng quy trình ở bước này sẽ tạo cho mạch vữa độ bóng cũng như tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ của toàn bộ nền nhà.

Bước 4: Làm sạch bề mặt nền sau khi lát

Quá trình lát gạch nền nhà cần được diễn ra liên tục và đúng kĩ thuật. Đặc biệt là khi lát xong cần làm vệ sinh bề mặt gạch sau khi lát để đảm bảo vẻ đẹp, sạch của công trình. Đồng thời, có thể kịp thời làm sạch vữa rơi trên bề mặt gạch tránh bám dính. Bạn cần làm sạch các vất vữa còn bám trên cạnh và làm sạch mạch vữa để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ sáng bóng cho gạch lát nền nhà. Quá trình làm sạch bề mặt nền sau lát cần được thực hiện theo các bước sau:

Vệ sinh bề mặt nền nhà sau khi lát gạch

  • Sử dụng nước sạch để xả vào nền nhà và lau sạch các vết vữa bám trên bề mặt gạch và trên bề mặt đường mạch chít bằng giẻ lau mềm.
  • Nên để nước ngâm một khoảng thời gian để lớp vữa giảm khả năng bám trụ, sau đó đẩy phần nước kéo theo phần vữa bòng ra trong quá trình vệ sinh gạch sau lát.

Một số lưu ý khi vệ sinh bề mặt nền sau lát bạn cần chú ý:

  • Không nên vệ sinh nền quá sớm hoặc quá muộn vì nếu sớm thì sẽ khiến độ liên kết của mạch vữa chưa đủ để bong ra. Còn nếu muộn quá thì sẽ khó làm sạch bởi vữa xi măng đã đông cứng lại như đã nói ở trên
  • Dùng giẻ giặt sạch, nước sạch để lau rửa hàng ngày, không sử dụng giẻ bẩn và nước bẩn để tránh làm mất màu cũng như độ bóng của nền gạch lát.
  • Không sử dụng các loại hóa chất để tẩy và làm sạch gạch lát nền. Đồng thời không sử dụng các loại vật liệu cứng trà sát vào bề mặt gạch có khả năng làm xước và hư hại đến bề mặt gạch lát nền, cũng như có cơ hội làm ảnh hưởn đến chất lượng của mạch chít.

Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản cần đảm bảo khi lát gạch nền nhà

  • Lớp vữa lót không bị loãng, không dùng quá ướt hay quá khô để đảm bảo thuận tiện trong quá trình thi công
  • Không để vữa bám quá lâu trên bề mặt gạch sau khi thi công. Cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn sau khi lát
  • Hoa văn trên gạch phải được xếp đúng hướng, đúng mẫu.
  • Mạch vữa cần đảm bảo yêu cầu thẳng, gọn gàng.
  • Gạch lát nền sau khi lát xong không nghe tiếng gõ ộp ở giữa thân gạch, mạch nhỏ và đều

Gợi ý những cách lát gạch đẹp, hiện đại.

Như bạn đã biết, việc lựa chọn những cách lát gạch đẹp phụ thuộc rất nhiều đến hình dáng, màu sắc, chủng loại gạch lát nền. Ngoài những yếu tố trên thì việc lựa chọn cách lát nền như thế nào cũng góp phần quan trọng trong việc đem lại vẻ đẹp tổng thể hoàn thiện cho toàn bộ mặt nền của công trình. Một số ý tưởng lát gạch đẹp để bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Gạch lát nền hình xương cá: Hình dạng gấp khúc đối xứng của xương cá được tận dụng trong lát nền nhà. Kiểu lát này thường được dùng trong nhà tắm, phòng khách,

Lát nền gạch kiểu xương cá đem lại vẻ đẹp mới mẻ và ấn tượng cho công trình

  • Gạch lát nền song song: Kiểu lát gạch này đặc trưng và phổ biến ở các công trình nhà ở, dân dụng hiện nay. Các viên gạch được lát song song với nhau, kết hợp với hướng lát đúng theo hoa văn thiết kế trên gạch để tạo nên sự đồng bộ nhất định cho công trình.

Bên trên là một vài thông tin kỹ thuật về thi công lát nền nhà . Nếu bạn cảm thấy bài viết hay hãy chia sẽ thông tin này đến mọi người. Để được hỗ trợ về thiết kế kiến trúc nội thất hoặc các vấn đề thi công xây dựng bạn vui lòng để lại thông tin theo link sau: https://www.elkay.vn/contact/


CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC NỘI THẤT ELKAY

AMERICA: 15612 Coolidge Ave, Silver Spring, MD 20906 USA
Hà Nội: Shophouse số 4NV4B- 18, khu đô thị The Manor Central Park, đường Nguyễn Xiển
Tp Hồ Chí Minh: Số nhà 16 đường số 7 khu cityland center hill
Đà Nẵng: 223 Đ. Trần Phú, Phước Ninh, TP, Đà Nẵng

Điện thoại: 0867 607 551 – 0869 555 051