01
Th12

Gỗ công nghiệp ,cách phân biệt và ứng dụng trong thiết kế nội thất

Gỗ công nghiệp ,cách phân biệt và ứng dụng trong thiết kế nội thất

Gỗ công nghiệp ra đời là nhu cầu tất yếu của ngành xây dựng , kiến trúc về nhu cầu sử dụng gỗ. Với dân số ngày càng đông, nhu cầu sử dụng gỗ trong đời sống hàng ngày đang tăng theo cấp số nhân. Lượng gỗ tự nhiên quý hiếm khai thác được ít và giá thành lên cao. Vì vậy gỗ công nghiệp ra đời để giải quyết nhu cầu về vật liệu xây dựng và nội thất.

Khái niệm: Gỗ công nghiệp hay ván gỗ công nghiệp là sản phẩm trong quá trình sản xuất gỗ tổng hợp Wood – Based Pane .Gỗ tự nhiên hoặc sản phẩm thừa từ gỗ –  nghiền nhỏ – ngâm hóa chất – trộn keo và chất kết nối – tạo hình khối – ép chịu lực – xử lý nâng cao – thành phẩm . Gỗ công nghiệp từ khi bắt đầu đến khi ra sản phẩm thường kéo dài từ 5 -7 ngày. Đối với các loại gỗ công nghiệp kỹ thuật cao yêu cầu kháng nước, chịu lực, chịu lửa sẽ có thời gian sản xuất khoảng 15 – 20 ngày/ 1 sản phẩm.

Ưu điểm của gỗ công nghiệp:

    • Giá thành: Gỗ công nghiệp có giá thành bình quân rẻ hơn so với các loại gỗ quý tự nhiên ( Trừ một số loại gỗ kỹ thuật cao). Nên được nhiều người sử dụng và thay thế dần gỗ tự nhiên trong đời sống hàng ngày.
    • Không cong vênh: Gỗ công nghiệp trải qua quá trình sử lý nhiệt và được tối ưu về ứng dụng cho từ loại gỗ nên chắc chắn hơn trong quá trình sử dụng. Chống được các yếu tố bất lợi của thời tiết nên không bị cong vênh khi sử dụng.
    • Thời gian thi công sản xuất nhanh: Gỗ công nghiệp là loại gỗ thường sản xuất thành các dạng ván theo kích thước và nhu cầu có sẵn. Các loại gỗ khác nhau có công dụng và chức năng thường được tối ưu tính năng trước khi thi công nên nhanh chóng hơn trong quá trình sản xuất thi công. Quá trình, bào, làm nhẵn sẽ gần như bỏ qua nên tiết kiệm được thời gian
    • Phong cách: Là loại gỗ ra đời dựa trên các kỹ thuật về vật liệu nên sẽ mang hơi thở của công nghệ với phong cách hiện đại trẻ trung.
  • Nhược điểm của gỗ công nghiệp:
    • Độ bền:Độ bền của gỗ công nghiệp có thời gian bình quân từ 10-15 năm bằng khoảng 1/2 so với các loại gỗ tự nhiên. Các mép nối hoặc chi tiết thường sử dụng keo để gắn nên có thời gian sử dụng ngắn hơn khoảng chừng 8 – 10 năm.
    • Họa tiết hoa văn: Gỗ công nghiệp có hạn chế về họa tiết , hoa văn, mặc dù sử dụng các loại veneer để tạo vân gỗ. Nhưng cảm giác về gỗ vẫn không thể bằng gỗ tự nhiên. Các họa tiết yêu cầu góc độ như mặt cong, lồi lõm không sử dụng được phương pháp dùng veneer.
    • Phân biệt các loại gỗ công nghiệp qua hình dáng , khả năng:

gỗ ván dăm MFC:

    • MFC là gỗ ván dăm, rất dễ nhận biết vì đây là loại gỗ công nghiệp rẻ tiền, được sản xuất đại trà . Các loại gỗ như keo, bạch đàn,cao su ….. được nghiền nhỏ sau đó được trộn với keo kết dính tổng hợp và ép thành tấm.Bề mặt MFC được phủ veneer để tạo cam giác về vân gỗ theo yêu cầu.
    • Đây là loại gỗ rẻ tiền, bình dân, có tuổi thọ nhỏ hơn 5 năm , không có khả năng kháng nước, các vết khoang cắt, bắt vít khi tháo ra sẽ khó lắp lại.

Gỗ  MDF

    • Gỗ MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard : Quá trình tạo ra tương tự như MFC, nhưng gỗ sẽ được nghiền thành dạng bột mịn, keo sẽ thấm đều trong gỗ, nên khả năng chống nước cao hơn. Vết cắt ngang của MDF cũng mịn không thấy dăm như MDF.
    • Gỗ MDF hiện nay là loại gỗ phổ biến trong sản phẩm bàn văn phòng, tủ, hộc, kệ ti vi , kệ trang trí vì khả năng chịu nước và ưu điểm dễ lên màu khi sơn.

Gỗ HDF

    • High Density Fiberboard hay nhiều nơi gọi tắt là HDF, HF… Đây là loại gỗ có chất lượng cao nhất trong dòng gỗ công nghiệp với ưu điểm vượt trội gỗ tự nhiên. Giá thành cao nhất nên rất ít các đơn vị nội thất sử dụng mà thường làm thành chi tết chịu lực, khung của sản phẩm.
    • Đây là loại gỗ được xử lý để có khả năng chịu lực, chịu ẩm, chống nước, chịu lửa , nhiệt .
    • Quy trình sản xuất của HDF tương tự như các loai gỗ công nghiệp trên, nhưng quá trình sử lý hóa chất, sẽ được loại bỏ các loại nhựa, thêm các loại chất độn. Trải qua quá trình xử lý nhiệt cao và lực ép mạnh từ 850 – 870kg/cm2.

Cốt gỗ dán hay ván ép (plywood)

    • Là loại gỗ được làm ra từ gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành từng tấm có dỗ dày 1mm rồi mang các lớp gỗ đó đi ép chúng một cánh đan xen lại với nhau cùng với chất kết dính. Ưu điểm của gỗ dán là không bị nứt trong điều kiện thông thường, không bị mối mọt co ngót trong thời tiết ẩm ướt.
 

Gỗ dán bề mặt:

  • Veneer:
    • Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoảng 240mm, được gọi là veneer .Được phơi và sấy khô.
    • Ưu điểm của loại bề mặt gỗ Veneer là dễ thi công, chi phí thấp so với gỗ tự nhiên và có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất. Chính vì vậy, những sản phẩm được làm chủ yếu từ gỗ Veneer còn có mẫu mã và màu sắc rất đa dạng nhờ có lớp gỗ Veneer trang trí bên ngoài.

    • Melamine
      • Là bề mặt nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 zem (1zem= 0,1mm), được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm (Okal) hoặc Ván mịn (MDF)
    • Laminate
      • Bề mặt Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, nhưng dày hơn Melamine nhiều. Độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng loại ( có thể phần biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Cũng như MFC, Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal), Ván mịn (MDF).

  • Bên trên là một số kiến thức cơ bản về các loại gỗ và cách phân biệt chúng qua chức năng và đặc điểm nhận dạng. Các loại gỗ này được sử dụng nhiều trong quá trình thi công, thiết kế và sản phẩm nội thất… Các bạn có thể đọc và lưu ý về việc sử dụng các đồ nội thất trong nhà bằng gỗ công nghiệp để đạt độ bền lớn nhất.